Đọc báo mạng từ console

Khi chọn chế độ login văn bản, bạn sẽ làm việc với console. Bạn có thể sử dụng giao diện dòng lệnh (command-line interfaces – CLI) để thực hiện các tác vụ hệ thống, tính toán biểu thức, nén và giải nén tệp tin, thao tác tệp tin (tạo, xóa, sửa đổi), kết nối wifi, download phần mềm, biên dịch, cài đặt và đóng gói phần mềm, vv. Một loại ứng dụng khác của console là chạy các chương trình giao diện người dùng văn bản (text user interface – TUI) như soạn thảo văn bản, sử dụng chuột để chép dán văn bản, gửi và nhận mail, lướt Web.

Nếu như một hệ điều hành đầy đủ yêu cầu hơn 1000 gói phần mềm, thì một hệ thống console chỉ cần vài chục gói phần mềm lõi (core). Những người say mê tìm hiểu hệ thống có thể xây dựng một hệ thống như thế chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Quan trọng hơn, hệ thống cơ sở quyết định kiến trúc của các tầng phía trên một khi bạn muốn xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh.

Khi làm việc với console, chúng ta sẽ cảm nhận năng lực điện toán của hệ thống tính toán, hơn là ứng dụng máy vi tính theo nghĩa hẹp.

Điện toán và máy vi tính (Computing and computer)

Mặc dù máy vi tính là phiên bản thành công của máy điện toán, máy điện toán vẫn còn duy trì ý nghĩa rộng lớn hơn. Sự lội ngược dòng gần như là tư tưởng hình thành CPS của công nghiệp 4.0.

Bài toán lớp 5

Có một bài toán lớp 5 như thế này:

Để kiểm tra kết quả, chúng ta nhân tất cả tử số của biểu thức gốc với nhau, rồi lần lượt chia bởi các mẫu số. Nhưng phép nhân là quá lớn đối với máy tính (calculator) thông thường.

Việc này có thể được thực hiện bằng một lệnh trong console như sau:

expr 1313 \* 165165 \* 424242 / 2121 / 143143 / 151515

Console ảo (Virtual console)

Console máy tính (bàn giao tiếp máy tính) là một khái niệm về sự kết hợp một bàn phím và một màn hình dành cho giao diện người dùng. Khái niệm này được khái quát hóa tới thiết bị đầu cuối máy tính (terminal), hàm ý bất kỳ thiết bị có chức năng nhập dữ liệu vào và hiển thị dữ liệu từ máy tính, là máy tính tại chỗ hoặc máy tính khác trên mạng. Theo định nghĩa mở rộng này, console ảo và trình mô phỏng đầu cuối (terminal emulator) trên Linux đều là các terminal. Console ảo còn được gọi là terminal ảo.

Linux thường có 6 console ảo, người dùng chuyển đổi qua lại giữa chúng bằng tổ hợp phím Alt + phím chức năng, ví dụ Alt + F1 chuyển tới console ảo số 1. Như vậy, chúng ta có thể vừa biên dịch phần mềm trên một console, vừa đọc báo mạng trên một console khác.

Các console ảo được biểu diễn bởi các file đặc biệt, là các file thiết bị như /dev/tty1, /dev/tty2, vv (tty là viết tắt của teletype). Các lệnh who và loginctl cho biết về console hiện hành.

Các trình mô phỏng đầu cuối điển hình là xterm, Konsole, GNOME Terminal. Chúng là những cửa sổ terminal trong môi trường đồ họa. Từ môi trường đồ họa, bạn có thể chuyển sang một console ảo bằng cách ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + phím chức năng.

Một số ứng dụng console

Vim được coi như phiên bản cải tiến của vi (VI iMproved), một trình soạn thảo văn bản thuận tiện và có thêm các tính năng bổ sung.

Để sử dụng chuột trong Omarine 3.0 (thiết kế tùy thuộc hệ thống), bạn chạy lệnh dưới đây:

sudo systemctl start gpm

Nối mạng wifi

Cách dễ nhất để nối mạng wifi trong chế độ văn bản là sử dụng công cụ dòng lệnh của NetworkManager, giả sử tên mạng là MYWIFI và mật khẩu là xxxxxxxx:

sudo nmcli device wifi connect MYWIFI password xxxxxxxx

Nếu không dùng NetworkManager, bạn có thể kết nối thủ công như sau trong vai trò root, cho rằng giao diện wifi của bạn là wlp3s0:

ip link set wlp3s0 up
iw dev wlp3s0 set type ibss
wpa_supplicant -D nl80211,wext -i wlp3s0 -c <(wpa_passphrase MYWIFI xxxxxxxx) -B
dhclient wlp3s0

Để lướt Web trong Omarine 3.0 (thiết kế tùy thuộc hệ thống), bạn sử dụng trình duyệt Web chế độ văn bản Lynx, giả sử vào trang google.com:

lynx google.com

Bình luận về bài viết này