I. BÁT QUÁI
Kinh Dịch, ngoài các diễn giải khác về quy luật biến đổi của vũ trụ, nó là một bộ sách về toán học cổ dùng cho nhu cầu tính toán trong cuộc sống của người xưa. Kinh Dịch được cho là xuất hiện ở Trung Quốc khoảng 1000 năm trước công nguyên (Chu Dịch) tức là tới nay đã 3000 năm nhưng còn được sử dụng ở các nước dùng chữ tượng hình khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam … Người ta gán việc sáng tạo ra Kinh Dịch cho bốn học giả được người đời tôn là bốn vị thánh đó là:
Tương truyền rằng vua Phục Hy nhân dịp nhìn thấy một con long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà, trên lưng nó có những dấu chấm như một bức họa đồ liền phỏng theo vẽ một bức đồ gọi là Hà đồ
Bức này thể hiện mười số từ 1 đến 10, trong đó năm số chẵn 2, 4, 6, 8, 10 được ghi bằng những chấm đen và năm số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 được ghi bằng những chấm trắng. Đen và trắng tượng trưng cho âm và dương.
Nhưng hồi đó con người còn chưa biết viết, cho nên không thể viết ra số chẳng hạn 3. Vua liền sử dụng vạch ngang liền (—) biểu thị cho dương và vạch ngang đứt (‐ ‐) biểu thị cho âm, tức là thành lưỡng nghi. Mỗi gạch như thế gọi là một hào. Tập hợp các hào tạo nên các hình tượng từ đó biểu thị các số. Hai hào tạo ra 4 tượng (tứ tượng):
Số thứ tự trên của các quẻ cũng là các quái số được sử dụng trong các phép dự đoán dựa trên Kinh Dịch.
Nhà văn Ngô Tất Tố có nhận xét về Kinh dịch như sau: “Kinh Dịch là một cuốn sách lạ trong văn học nhân loại. Thể tài cuốn sách này không giống một cuốn sách nào. Bởi vì cái gốc của nó chỉ là một nét gạch ngang (—), do một nét gạch ngang đảo điên xoay xỏa thành một bộ sách. Vậy mà hầu hết các chi tiết ở trong đều có thể thống luật lệ nhất định, chứ không lộn xộn.”
Thực ra dưới góc độ toán học thì nó không “đảo điên xoay xỏa”, các hào dương và hào âm với vạch liền và vạch đứt cho chúng ta liên tưởng tới hệ nhị phân. Vạch liền tương ứng với bít 1 và vạch đứt tương ứng với bít 0. Vậy quẻ Càn viết dạng nhị phân là 111, quẻ Đoài là 110, quẻ Ly là 101 … Quái số của quẻ chính là hiệu của 8 trừ đi giá trị thập phân của quẻ.
Ví dụ quẻ Càn là 111, giá trị thập phân là 7, thì quái số của nó là 8 – 7 = 1
Quẻ Đoài là 110, giá trị thập phân là 6, thì quái số của nó là 8 – 6 = 2 …
Quẻ Khôn là 000, giá trị thập phân là 0, thì quái số của nó là 8 – 0 = 8
Để dễ nhớ, chúng ta đọc Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8.
Các số trên được lấy theo Tiên thiên bát quái. Tám quái tương ứng với tám hướng trong không gian, vị trí các quái hay dùng trong phép dự đoán lại dựa trên Hậu thiên bát quái, đó là: 4 hướng chính là 4 quẻ Khảm bắc, Ly nam, Chấn đông, Đoài tây. 4 quẻ góc là Càn tây bắc, Cấn đông bắc, Tốn đông nam, Khôn tây nam
Bát quái có mối liên hệ với y học, những người nghiên cứu y học đã dùng Dịch học làm nguyên lý. Bát quái phối với cơ thể như sau: Càn là đầu, Ly là mắt, Khảm là tai, Đoài là miệng, Khôn là bụng, Cấn là tay, Chấn là chân, Tốn là đùi.
Phối với ngũ tạng: Càn, Đoài là phổi, Ly là tim, Tốn là mật, Chấn là gan, Cấn là lá lách, Khôn là dạ dày, Khảm là thận.
Chúng ta thấy rằng từ hàng ngàn năm trước người xưa đã biết sử dụng hệ nhị phân, thậm chí sau này chúng ta còn thấy họ đã biết sử dụng tích chập – một kỹ thuật cao cấp trong khai thác dữ liệu mà chúng ta sử dụng ngày nay, để lập quẻ hỗ từ quẻ gốc.
II. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Chúng ta nghe “Học thuyết âm dương” (và Học thuyết ngũ hành) đã rất quen thuộc. Ở đây chúng ta còn thấy các hào âm dương trong bát quái của Kinh Dịch là bằng chứng cụ thể rằng có một học thuyết như thế.
Trời là dương, đất là âm. Bên trái là dương, bên phải là âm. Đằng trước là dương, đằng sau là âm. Ở trên là dương, ở dưới là âm. Xương là dương, thịt là âm. Bít 1 là dương, bít 0 là âm. Điện áp cao là dương, điện áp thấp là âm. Đóng mạch là dương, hở mạch là âm.
Trong mỗi sự vật, hiện tượng đều bao gồm âm và dương, do đó chúng là hai mặt thống nhất. Âm dương lại bao hàm nhau, trong âm có dương và trong dương có âm. Ví dụ, nam là dương, nữ là âm. Những người nam sinh vào các năm can âm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý lại là âm nam. Âm dương lại có tính chất đối ngược nên đối lập nhau. Nhưng chúng lại là nguồn gốc của nhau. Không có bên trái thì không có bên phải. Hai quẻ Càn Khôn đại diện cho sự mâu thuẫn âm dương lại thống nhất làm một. Học thuyết âm dương phù hợp với mọi quan điểm triết học, rất giống với sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập trong triết học duy vật biện chứng, đã quá rõ ràng.
III. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Nhìn một dãy nhị phân dài dằng dặc chúng ta sẽ thấy rất khó đếm. Như vậy, hệ nhị phân cùng với Học thuyết âm dương mặc dù là nguồn gốc của mọi vấn đề, nó không phải là hệ đếm thuận tiện trong đời sống hàng ngày.
Nếu chỉ dùng âm dương thì bên trái là dương, bên phải là âm. Lại bên trên là dương, ở dưới là âm. Ở đây có hai giá trị âm dương trùng lắp không thể phân biệt trong một quan sát. Vậy chúng ta cho phương Bắc bên dưới (quy ước phương hướng trong Kinh Dịch khác với phương hướng thực tế ngoài địa bàn) giá trị 1, phương Nam bên trên giá trị 2, phương Đông bên trái giá trị 3, phương Tây bên phải giá trị 4. Và chúng ta có 4 giá trị biểu diễn 4 phương. Nhưng 4 phương mà không có gốc làm căn cứ là vô nghĩa. Vậy cần một phương nữa ở trung tâm, với giá trị 5.
Quan sát bức Hà đồ mà được ví như “Dịch của trời” với các số 1, 2, 3, 4, 5, chúng ta thấy đúng như mô tả bên trên.
Người ta mượn “Ý trời” để tìm lý giải về nguồn gốc sự sống. Quả thực sự sống có thể phân tích thành 5 loại “khí” trong vũ trụ (5 khí chứ không phải là 5 hành, 5 ngôi sao sáng rõ chỉ là cách gọi tên của người xưa). Đó là KIM, THỦY, HỎA, THỔ, MỘC.
Học thuyết âm dương là nguồn gốc, là vấn đề nội tại hoặc vĩ mô. Âm dương thống nhất và đối lập nhưng không mô tả trực tiếp mối liên hệ giữa ba đối tượng trở lên. Ngũ hành là một học thuyết căn bản đủ để diễn tả các quy luật vận động tối thiểu trong vũ trụ. Năm trường khí vận động chuyển hóa tương tác sinh phù áp chế mà tạo ra sự tiến hóa theo quy tắc TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC
KIM sinh THỦY, THỦY sinh MỘC, MỘC sinh HỎA, HỎA sinh THỔ, THỔ sinh KIM.
KIM khắc MỘC, MỘC khắc THỔ, THỔ khắc THỦY, THỦY khắc HỎA, HỎA khắc KIM.
Năm trường khí là bí ẩn của vũ trụ và chúng ta không thể nào biết cặn kẽ về chúng. Tuy nhiên, về phương diện vật chất theo thuyết Big Bang sau vụ nổ lớn cách đây 15 tỷ năm vũ trụ được hình thành thì sau đó mọi vật chất ban đầu phải ở thể hơi rồi thành hơi nước cùng với nguồn năng lượng lớn là lửa. Như vậy HỎA tức là lửa và THỦY tức là nước phải được hình thành đầu tiên. Tiếp đó là hình thành chất sống tức là MỘC xuất hiện (MỘC tượng trưng cho chất sống, thảo mộc). Sau đó là các nguyên tố kim loại tức là có KIM. Rồi các nguyên tố nặng đục lắng xuống thành đất tức là THỔ.
KIM nóng chảy sẽ thành THỦY. THỦY là nguồn nước nuôi cây nên THỦY sinh MỘC. MỘC cháy tạo ra HỎA. HỎA đốt mọi vật thành đất tức là THỔ. Đất có mỏ quặng nên sinh KIM.
KIM chém phạt cây nên KIM khắc MỘC. MỘC hút chất của đất nên MỘC khắc THỔ. THỔ ngăn chặn dòng nước nên THỔ khắc THỦY. THỦY dập tắt lửa nên THỦY khắc HỎA. HỎA nung chảy kim loại nên HỎA khắc KIM
Can't see mail in Inbox? Check your Spam folder.
Comments
There are currently no comments
New Comment